CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG

5 ngôn ngữ yêu thương dành cho trẻ em

Ngôn ngữ yêu thương 4: Những món quà
21/11/2022

Dựa trên cuốn sách 5 ngôn ngữ yêu thương dành cho trẻ em – tác giả Gary Chapman & Ross Campbell (Hoàng Yến dịch), TMNHNQT Ái Nhi đúc kết lại 5 ngôn ngữ yêu thương dành cho trẻ và có sự đáp ứng phù hợp đối với nhu cầu tình cảm riêng biệt của các em. Việc phân biệt được những loại ngôn ngữ yêu thương khác nhau là quan trọng để các bậc Phụ huynh có cách thức phù hợp để bày tỏ tình cảm với con.

“Một số Phụ huynh lo sợ rằng việc yêu thương quá nhiều sẽ khiến cho con trẻ bị hư hỏng. Đó là quan niệm sai lầm. Không có đứa trẻ nào than phiền rằng em nhận được tình yêu thương quá nhiều từ ba mẹ cả. Sỡ dĩ một đứa trẻ trở nên hư hỏng là do chúng không được dạy bảo hoặc phải nhận một tình yêu không thích hợp hay cách dạy dỗ sai lầm từ cha mẹ.” – Gary Chapman, Ross Campbell

Trước khi dạy dỗ con, cần tìm cách để đáp ứng hết nhu cầu về thể chất và tinh thần của trẻ bằng cách lấp đầy nhu cầu dinh dưỡng và tình cảm của con. Để học được cách làm sao để lấp đầy “Khoang tình cảm”, chúng ta sẽ cùng đi phân biệt những ngôn ngữ yêu thương dành cho trẻ em để đảm bảo cung cấp đủ tình yêu vô điều kiện dành cho con em mình:

1. Ngôn ngữ yêu thương 1: Những cử chỉ âu yếm

Ngôn ngữ yêu thương 1: Cử chỉ âu yếm đối với bé

“Theo thang điểm từ 1-10 thì em đánh giá ba mẹ yêu thương em được bao nhiêu điểm? – 10 điểm ạ!

“Một phần vì cha mẹ nói với em điều đó, nhưng quan trọng hơn là cách cha mẹ thể hiện tình yêu đối với em. Cha mẹ luôn vỗ vai em mỗi khi đi ngang qua chỗ em ngồi. Còn mẹ thì luôn ôm hôn em, mặc dù mẹ không bao giờ làm điều đó trước mặt bạn bè em.”

Trong 5 ngôn ngữ yêu thương, nhu cầu về âu yếm của trẻ luôn cần thiết từ khi trẻ mới sinh cho đến khoảng thời gian trưởng thành. Đặc biệt đối với những trẻ có ngôn ngữ yêu thương là những cử chỉ âu yếm. Càng lớn, các em có thể cảm thấy ngại ngùng, tuy vậy cha mẹ vẫn cần tiếp tục duy trì những hành động âu yếm để lấp đầy nhu cầu tình cảm của con.

Những cái ôm nhẹ nhàng, những cái chạm, hôn con, vuốt nhẹ tóc con, vỗ về con,… là những cách thể hiện tình yêu thương bằng cử chỉ âu yếm. Nên lưu ý rằng, một cái ôm nhẹ nhàng có thể thể hiện tình yê u thương vô bờ bến nhưng một cái tát có thể gây ra hậu quả tiêu cực đối với mọi đứa trẻ. Đặc biệt là những trẻ có ngôn ngữ yêu thương cơ bản là những cử chỉ âu yếm.

2. Ngôn ngữ yêu thương 2: Lời khen ngợi

Ngôn ngữ yêu thương 2: Lời khen ngợi đối với bé“Cháu nghĩ mẹ có yêu cháu không?”

“Cháu yêu mẹ cháu nhất vì ngày nào mẹ cũng nói là mẹ yêu cháu và mẹ còn nói rằng mẹ rất tự hào vì những nỗ lực của cháu.”

Trong 5 ngôn ngữ yêu thương, thì một số trẻ em đặc biệt nhạy cảm đối với ngôn từ. Khi ba mẹ nói với các bé những lời yêu thương, những ngôn từ tươi đẹp giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ, mang đến cho trẻ lòng tự hào và cảm giác bình yên.

Ngược lại, khi cha mẹ nói những ngôn từ gay gắt có thể làm tổn thương sâu sắc đến lòng tự trọng của trẻ, khiến trẻ nghi ngờ về khả năng của chính mình. Nếu các bậc Phụ huynh khen ngợi không đúng cách hoặc tỏ ra trách móc, giận dữ. Các em lớn lên sẽ có xu hướng chống đối hoặc gây hấn.

Phụ huynh nên nói với con câu từ khuyến khích bằng giọng điệu trìu mến để trẻ cảm nhận được sự chân thành. Ví dụ như mỉm cười tự hào và nói: “Ba/Mẹ yêu con”, “Con làm tốt làm”,”Con đã cố gắng rất nhiều”,….Đồng thời nên ghi nhớ rằng một thông điệp tích cực cần thiết phải được truyền đạt theo một cách tích cực để mang lại hiệu quả tốt nhất.

3. Ngôn ngữ yêu thương 3: Thời gian chia sẻ

Ngôn ngữ yêu thương 3: Thời gian sẻ chia “Cháu nghĩ ba mẹ có yêu cháu không?”

“Bố mẹ cháu yêu cháu lắm. Bố mẹ luôn ở bên cạnh khi cháu cần. Bố thường đến xem các trận đá bóng cùng cháu còn mẹ thì luôn ở bên cạnh để vua đùa cùng cháu.”

Thời gian chia sẻ chính là thời gian cha mẹ dành cho con sự chú ý tuyệt đối của mình. Phần lớn trẻ sơ sinh đều nhận được sự quan tâm trọn vẹn của cha mẹ. Nhưng khi trẻ lớn dần lên, các bậc phụ huynh khó dành cho con sự hy sinh tuyệt đối vì việc này đòi hỏi sự hy sinh thực sự.

Tuy vậy, thời gian chia sẻ là một món quà quý giá mà cha mẹ có thể dành tặng cho con. Nó truyền đạt thông điệp rằng “Con rất quan trọng với cha mẹ. Cha mẹ rất vui khi được ở bên con.”

Để thực hành tình yêu này, ba mẹ có thể luyện tập việc tập trung lắng nghe con, trực tiếp nhìn vào mắt con, nấu ăn cùng con, dành thời gian chơi với con, tạo điều kiện để gia đình quây quần cùng nhau,…

Thời gian chia sẻ là một ngôn ngữ quan trọng trong 5 ngôn ngữ yêu thương để lấp đầy “Khoang tình cảm” của trẻ. Khi trẻ cảm thấy được yêu thương trọn vẹn, các em sẽ có thể dành toàn bộ sự chú ý để học tập và phát triển. Từ đó trở nên thông minh, vui vẻ và hoạt bát hơn.

4. Ngôn ngữ yêu thương 4: Những món quà

Ngôn ngữ yêu thương 4: Những món quà “Cô gíao yêu con lắm ngoại ơi. Ngoại xem cô giáo tặng con gì nè.”

“Cô đã tặng con rất nhiều kẹo trong dịp lễ Halloween.”

Trong 5 ngôn ngữ yêu thương, nhiều trẻ thể hiện sự thích thú thấy rõ khi được tặng quà, điều đó thấy rõ em cảm nhận được tình yêu của người tặng qua một đồ vật cụ thể.

Tặng quà cũng là một trong những cách thể hiện tình yêu thương mạnh mẽ nhất, không chỉ ngay thời điểm tặng quà mà còn kéo dài nhiều năm sau đó.

Tuy vậy, để việc tặng quà đạt hiệu quả cao nhất, các bậc Phụ huynh nên lấp đầy “Khoang tình cảm” của con mình trước đó. Nghĩa là dành thời gian cho con, khen ngợi con, âu yếm con,.. để con cảm nhận được tình yêu của cha mẹ và trân trọng món quà hơn.

Ngược lại, nếu cha mẹ không làm được điều đó mà chỉ tặng quà cho các em thì các em sẽ xuất hiện tâm thế ỷ lại, không trân trọng, không quan tâm, xem đó là lẽ hiển nhiên. Bởi vậy, cha mẹ nên thật khéo léo để giúp con nhận ra được tình yêu ẩn chứa bên trong món quà khi tặng con.

Một món quà sẽ chất chứa vô vàn ý nghĩa và tình yêu. Giúp con lấp đầy “Khoang tình cảm” của mình và tự tin, vui vẻ hơn trong suốt hành trình trưởng thành.

5. Ngôn ngữ yêu thương 5: Sự tận tụy

Ngôn ngữ 5: Sự tận tụy“Cháu nghĩ điều gì ba mẹ làm khiến cháu hạnh phúc?”

“Cháu yêu ba mẹ vì ba mẹ luôn giúp đỡ cháu khi cần. Mẹ thì dọn dẹp và nấu ăn giúp cháu. Còn ba thì dạy cháu chạy xe và đá bóng.”

Trẻ rất cần sự quan tâm chăm sóc. Tuy vậy, khi thể hiện sự tận tụy của mình, bạn chỉ nên giúp trẻ những việc mà các em không thể làm một mình. Không nên đem đến cho trẻ cảm giác hài lòng và ỷ lại, thay vào đó hãy làm gương cho các em.

Một số trẻ cần được rèn sự tự lập, nhưng có một số trẻ rất cần sự giúp đỡ vì nó thể hiện tình yêu thương. Cha mẹ nên linh động trong việc đáp ứng các yêu cầu của con và hiểu rằng sự phản hồi của mình có thể làm đầy hoặc rút cạn “khoang tình cảm” của trẻ.

Để làm đầy “Khoang tình cảm” bằng sự tận tụy, cha mẹ có thể chuẩn bị đồ ăn giúp con, dạy con chơi một số trò chơi, giúp con làm những việc khó khăn, hướng dẫn con làm bài tập,…

Việc tách bạch giữa việc cần độc lập và việc cần giúp đỡ sẽ giúp con học được tinh thần trách nhiệm. Hơn nữa, ngôn ngữ tình yêu: Sự tận tụy trong 5 ngôn ngữ yêu thương sẽ giúp con có khả năng tự mình giúp đỡ người khác khi cần thiết. Việc thể hiện được những phẩm chất này sẽ giúp lấp đầy “Khoang tình cảm” của con, vừa giúp con có một lòng nhân ái cao cả.

6. 5 ngôn ngữ yêu thương

Tìm hiểu thêm về cách nhận biết và sử dụng 5 ngôn ngữ yêu thương bằng cách làm bài quiz tại websites 5 love languages hoặc nhận biết các hành vi của con bạn. Phụ huynh cũng có thể trực tiếp hỏi con về tình yêu mà con mong muốn để xác định nhu cầu tình cảm của con. Ví dụ như: “Con thấy mẹ có yêu con không?”, “Con có cảm thấy đủ hạnh phúc không? Nếu không thì ba mẹ có thể giúp gì để con cảm thấy tốt hơn?”. Bằng cách này, ba mẹ sẽ hiểu được nhu cầu tình cảm của con và đáp ứng kịp thời để lấp đầy “Khoang tình cảm” đó.

————————-

?Mầm non Hội nhập Quốc tế Ái Nhi có chương trình Tuyển sinh quanh năm và giảm học phí cho học sinh là anh chị em. Đồng thời ưu đãi cho các hoạt động dã ngoại và sự kiện.

?Phụ huynh có quan tâm có thể liên hệ qua sđt: 0867645464 để được tư vấn kỹ hơn.

—————–

?26 Trần Nhân Tông, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng

?adainhipreschool@gmail.com

☎️0867.645.464 #truongmamnonquocteainhi #AiNhiPreSchool #truongmannon

2 bình luận ở 5 ngôn ngữ yêu thương dành cho trẻ em

  • […] vậy, khi “Khoang tình cảm” không được lấp đầy, các em sẽ khó lòng nghe theo những chỉ dẫn của ba mẹ. […]

  • […] nữa, thời gian ba mẹ và các bé ở bên nhau còn giúp tạo nên Ngôn ngữ yêu thương: Thời gian san sẻ. Điều này sẽ giúp cả gia đình gắn kết với nhau hơn. Đồng thời giúp các em […]

  • Để Lại Một Bình Luận:

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *