CHƯƠNG TRÌNH HỌC

BỐ MẸ ĐỪNG TẠO NỘI KẾT TRONG LÒNG CON.

Thư viện
21/02/2019
BỐ MẸ ĐỪNG TẠO NỘI KẾT TRONG LÒNG CON.
Ngày hôm qua, khi tôi đang s.ay sưa dán m.ắt lên màn hình thì TV tắt phụt! Ngớ người ra một lúc mới hiểu là cúp điện; thế là vừa tiu nghỉu vừa bực mình! Bỗng dưng lúc ấy tôi lại nhớ thời thơ ấu khi thường xuyên “được” Cha Mẹ … tắt phụt TV bằng cách rút hẳn dây nguồn ra để ngăn tôi không mải mê với phim ảnh mà lơ đãng chuyện học hành. Cảm giác hụt hẫng khi TV tắt vì bị rút dây ở quá khứ và khi TV tắt vì cúp điện ở hiện tại, có khác hay không cảm giác ứ.c chế khi bị đối xử đường đột hằng ngày (bị… gi.ật đồ khi đang thong dong đi dạo chẳng hạn)?
Và có bao giờ Cha Mẹ tự hỏi những kỷ niệm vô thức của tuổi thơ sẽ ảnh hưởng đến cách hành xử của mình khi trưởng thành?
Thầy Thích Nhất Hạnh đã từng dạy rằng “nội kết” là những gút mắc trong lòng ta – được hình thành khi ta nghe thấy điều gì đó nặng nề, hoặc bị cư xử không đúng mực. Những trải nghiệm không vừa lòng hoặc thậm chí u.ất ứ.c qua thời gian trở thành nội kết và ngày càng lớn dần lên và làm người ta hành động và suy nghĩ tiêu cực. Cha Mẹ đóng vai trò như thế nào trong việc hình thành nội kết của chúng ta?
Thực tế là ít có Cha Mẹ nào giải thích cặn kẽ cho con hiểu vì sao chúng không được phép xem TV quá giờ quy định; hiếm có khi nào bạn được thông báo hoặc giải thích vì sao điện lại bị cúp; và chẳng có tên trộm nào bận lòng giải thích cho bạn vì sao hắn giật đồ bạn. Vậy suy ra từ khi còn là một trẻ thơ cho đến lúc trưởng thành, đa số chúng ta đã luôn có những “nội kết” của riêng mình. Vấn đề là từ nhỏ, Cha Mẹ ta đã để mặc ta đấy với những ấm ứ.c trong lòng và đủ thứ băn khoăn mà không biết rằng thời gian càng làm “nội kết” khó hóa giải. Những u.ất ứ.c nhỏ nhoi của tuổi thơ qua năm tháng như một viên than hồng âm ỉ sẽ là ngon lửa nóng gi.ận bùng lên khi có cơ hội và làm chủ chúng ta.
Cha Mẹ có bao giờ thắc mắc tại sao người ta có thể đ.âm nhau ch.ết chỉ vì những lời qua tiếng lại rất vặt vãnh hay môt cú đụng chạm nhỏ trên đường phố. Có lẽ đó là khi ngọn lửa âm ỉ của nội kết đã có cơ hội bùng lên.
Về bản chất cơn gi.ận không xấu, nhưng làm nô lệ cho cơn gi.ận mới là xấu. Nếu bạn muốn con cái mình học được cách ứng xử hợp lý và làm chủ được tình cảm của mình, hay ít ra là không làm nô lệ cho cơn gi.ận của mình thì, hãy bắt đ.ầu thay đổi cách bạn hành xử với con ngay từ nhỏ.
An Inspired Approach to Education Nếu bạn muốn chuyển kênh hoặc muốn con dừng xem TV, hãy thông báo tr.ước cho trẻ biết là bạn sẽ chuyển kênh hoặc tắt TV trong vòng vài phút tới; kèm theo đó hãy giải thích lý do vì sao bạn lại làm vậy. Hãy để trẻ có được sự chuẩn bị tinh thần cần thiết và lời lý giải thích đáng cho hành động của bạn.
An Inspired Approach to Education Đừng giật đồ chơi ra khỏi tay con bạn khi trẻ đang chơi say mê dù bạn biết rằng đồ vật đó có thể gây ng.uy hiểm. Hãy nhẹ nhàng, kiên nhẫn đổi đồ chơi đó bằng một thứ khác cho trẻ và giải thích vì sao trẻ không nên chơi đồ chơi đó nữa.
Về phần mình, thật ra những “nội kết” trong tôi về Cha Mẹ đa phần đã được hóa giải nhờ vào những lời khuyên chân thành từ c.ô ruột của tôi. May mắn là tôi đã có người để tâm sự và tháo gỡ khúc mắc của mình. Thế nhưng bạn có chắc rằng con bạn luôn có một người thân khác ngoài bạn đủ dịu dàng và hiểu biết để giải tỏa những “nội kết” của chúng?
Nếu bạn không ch.ắc chắn về điều đó, hãy trở thành người đ.ầu tiên giúp con có được sự hiểu biết về bản thân chúng và về người khác để “nội kết” không hình thành và trẻ học được cách quản lý cảm xúc của chúng.
Nguồn: ST
Để Lại Một Bình Luận:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *