Người Mỹ dạy con thực hành: Rèn luyện Kỹ năng thực hành cho bé
Kỹ năng thực hành cho bé được hai tác giả Peg Dawson & Richard Guare giới thiệu trong cuốn sách “Yêu con là bản năng, Dạy con là nghệ thuật”. Cả hai đều đang làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Rối loạn học tập và chú ý Hoa Kỳ và đã có nhiều cống hiến vượt bậc cho các cơ quan trường học tại đây. Cuốn sách giúp đưa ra những đặc trưng của con trong những độ tuổi khác nhau, từ đó đặt ra các mục tiêu hợp lý để tạo động lực cũng như hướng dẫn trẻ các kỹ năng thực hành cần có. Cuốn sách gồm 24 chương, được chia thành 3 phần chính nói về tầm quan trọng, cách thức xây dựng kỹ năng thực hành ở trẻ và cụ thể từng kỹ năng này. Để biết xem các kỹ năng quan trọng đó là gì, cùng Ái Nhi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Tại sao cần phát triển kỹ năng thực hành cho trẻ?
Tại sao một bé 8 tuổi có thể vui vẻ dọn phòng trong khi với một bạn khác 12 tuổi, làm việc nhà là một cuộc đấu tranh hằng tuần. Trong khi một số bạn có thể làm bài tập đầy đủ, thức dậy sớm, tập trung nghe giảng trong vòng nhiều phút nhưng một số bạn nhỏ khác lại không thể?
Nguyên nhân có thể là do các bé thiếu một số kỹ năng. Bé có thể rất muốn và có khả năng thực hiện những việc cần thiết chỉ là bé không biết phải làm thế nào.
Các nhà Khoa học khi nghiên cứu về bộ não của trẻ đã chỉ ra phần lớn trẻ thông minh nhưng thiếu tập trung đều do thiếu kỹ năng thực hành. Kỹ năng thực hành bao gồm việc ra quyết định, lên kế hoạch và quản lý thông tin. Nó có thể được chia thành hai mảng chính: Suy nghĩ và hành động.
Kỹ năng thực hành suy nghĩ (nhận thức) bao gồm:
- Bộ nhớ làm việc
- Lên kế hoạch/ Đặt mục tiêu
- Tổ chức sắp xếp
- Quản lý thời gian
- Nhận thức tổng quan
Kỹ năng thực hành hành động (hành vi) bao gồm:
- Kiềm chế phản ứng
- Kiểm soát cảm xúc
- Tập trung chú ý
- Khởi đầu công việc
- Kiên trì theo đuổi mục tiêu
- Linh hoạt
2. Sự phát triển của kỹ năng thực hành cho bé tùy theo lứa tuổi
Về mặt sinh học, tiềm năng của những kỹ năng thực hành là bẩm sinh, đã có sẵn trong não bộ từ khi trẻ mới ra đời. Nghĩa là ở giai đoạn này, não bộ có các công cụ sinh hoạt để kỹ năng này phát triển. Nhưng có một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của kỹ năng này trong não bộ: ví dụ gen của bố mẹ, môi trường độc hại như tiếp xúc với chì hoặc bị lạm dụng,… Ngoài các yếu tố này ra, nếu ở trong môi trường sinh học bình thường, kỹ năng thực hành của các em có thể phát triển tự nhiên.
Các nghiên cứu về trẻ sơ sinh cho thấy, những kỹ năng như kiềm chế phản ứng, trí nhớ làm việc, kiểm soát cảm xúc và tập trung chú ý đều phát triển khi trẻ từ 6-12 tháng tuổi. Việc lên kế hoạch, linh hoạt thể hiện rõ khi trẻ 12-24 tháng tuổi. Các kỹ năng khác, như khởi đầu công việc, tổ chức sắp xếp, quản lý thời gian và kiên trì theo đuổi mục tiêu, sẽ phát triển sau, xuyên suốt thời mẫu giáo cho đến giai đoạn đầu tiểu học.
Sự phát triển những kỹ năng này và kỹ năng khác ở trẻ sẽ khác nhau. Đối với hầu hết các kỹ năng, trẻ em (và người lớn) đều có điểm mạnh và điểm yếu tiêng. Đây là sự biến hóa rất bình thường khi phát triển. Tuy vậy, điều đó không có nghĩa là Phụ huynh nên bỏ lơ sự phát triển của mỗi em. Thay vào đó ba mẹ nên giúp đỡ các em bằng những cách thức phù hợp. Sự giúp đỡ này sẽ giúp ích rất nhiều cho sự thành công trong tương lai của các em.
3. Tầm quan trọng của việc phát triển kỹ năng thực hành từ sớm cho các bé
Như chúng ta đều biết, xã hội rất phức tạp. Những hoạt động để giúp duy trì và phát triển tốt trong cộng đồng đòi hỏi nhiều kỹ năng để thích ứng. Việc luyện rèn cho trẻ những kỹ năng thực hành là cách để giúp các em sống độc lập khi đến độ tuổi trưởng thành. Đồng thời trải qua ít những vấn đề hơn trong lứa tuổi vị thành niên.
Hơn nữa, mỗi trẻ (hoặc người lớn) sẽ yếu kém ở những mảng thực hành khác nhau. Việc nhận biết từ sớm sẽ giúp thiết kế và xử lý được các nhược điểm đó. Cha mẹ có thể xây dựng những kỹ năng cần thiết cho trẻ hoặc biến đổi môi trường để giảm thiểu hoặc phòng tránh những vấn đề liên quan đến sự yếu kém kỹ năng. Cuốn sách “Yêu con là bản năng, Dạy con là nghệ thuật” – Peg Dawson & Richard Guare sẽ giúp đưa ra những giải pháp phù hợp cho từng kỹ năng thực hành của trẻ.
Để đọc kỹ hơn về từng kỹ năng, mời Phụ huynh cùng đón đọc ở bài viết tiếp theo của MNHNQT Ái Nhi tại trang web ainhi.edu.vn hoặc kênh Fanpage Mầm non Quốc tế Ái Nhi.