CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG

11 kỹ năng thực hành cho bé (phần 1)

P1108658
06/01/2023

11 kỹ năng thực hành cho bé, tiếp nối của bài viết Người Mỹ dạy con thực hành: Rèn luyện kỹ năng thực hành cho bé, bài viết này sẽ giúp phân tích các kỹ năng thực hành cần có của bé ở lứa tuổi đầu đời. Và giới thiệu các phương pháp giáo dục để phù hợp với sự phát triển kỹ năng của trẻ ở mỗi độ tuổi.

  1. Kỹ năng 1: Kiềm chế phản ứngKỹ năng 1: Kiềm chế phản ứng

    Khả năng kiềm chế phản ứng là khả năng chờ đợi của trẻ khỏi các yếu tố bốc đồng để đạt được một mục tiêu cụ thể. Trong cuối những năm 1960 đến đầu 1970, có một thí nghiệm nổi tiếng được thực hiện với trẻ em gọi là thí nghiệm kẹo Marshmallow Stanford, khi đó các em sẽ phải chờ đợi để được ăn hai viên kẹo thay vì chỉ một viên nếu không chờ. Thí nghiệm này theo dõi khả năng kiềm chế phản ứng của các em. Nghiên cứu cho thấy các em có khả năng kiềm chế phản ứng tốt hơn sẽ có mức độ thành công cao hơn khi trưởng thành.
    Để xây dựng khả năng kiềm chế phản ứng, ba mẹ nên ghi nhớ một số lưu ý sau:
    – Trẻ em càng nhỏ càng có tính bốc đồng, nghĩa là hành động bộc phát mà không suy nghĩ đến hậu quả. Vì vậy ba mẹ nên đề ra ranh giới cho các em để tránh các hành vi gây thương tích, ảnh hưởng xấu đến trẻ.
    – Hãy giúp đưa ra thời gian chờ đợi cho thứ trẻ đang muốn làm hoặc muốn có. Sau đó càng kéo dài thời gian chờ hơn khi trẻ quen với thời gian đó.
    – Yêu cầu trẻ đạt được một điều gì đó trong một giới hạn cụ thể
    – Giúp trẻ hiểu hậu quả của khả năng kiềm chế bốc đồng kém
    – Bên cạnh đó cần thêm chỉ dẫn để định hướng bé có khả năng kiềm chế bốc đồng tốt hơn

  2. Kỹ năng 2: Bộ nhớ làm việc

    Kỹ năng 2: Bộ nhớ làm việc
    Kỹ năng 2: Bộ nhớ làm việc

    Bộ nhớ làm việc là khả năng ghi nhớ thông tin trong đầu khi thực hiện các nhiệm vụ phức tạp. Trẻ nhỏ phát triển bộ nhớ làm việc không lời trước khi chúng phát triển bộ nhớ làm việc bằng lời bởi vì kỹ năng này bắt đầu hiển lộ trước khi ngôn ngữ xuất hiện. Tuy nhiên, khi trẻ phát triển ngôn ngữ, kỹ năng ghi nhớ của chúng được mở rộng, bởi vì lúc này trẻ có thể sử dụng hình ảnh trực quan và ngôn ngữ để tìm lại thông tin.
    Nếu thấy trẻ có những biểu hiện như không ghi nhớ được những việc quan trọng, hay nói trước quên sau, ba mẹ có thể giúp xây dựng bộ nhớ làm việc của con bằng cách:
    – Nhìn vào mắt con trước khi nói điều gì đó
    – Tránh các việc gây xao lãng ở trẻ
    – Yêu cầu con nhắc lại những gì bạn vừa nói

  3. Kỹ năng 3: Kiểm soát cảm xúc

    Kỹ năng 3: Kiểm soát cảm xúc
    Kỹ năng 3: Kiểm soát cảm xúc

    Người có khả năng kiểm soát cảm xúc nghĩa là người có thể hướng mình tới các cảm xúc tích cực nhằm giúp bản thân vượt qua các trở ngại trong cuộc sống.
    Đối với trẻ nhỏ ở thời kỳ sơ sinh, trẻ luôn mong muốn bố mẹ đáp ứng các nhu cầu thể chất của mình. Khi các nhu cầu được đáp ứng, trẻ có thể kiềm chế cảm xúc trong giới hạn. Nhưng nếu người lớn không thể đáp ứng nhu cầu ngay lập tức, trẻ nhỏ sẽ dần học được cách làm dịu bản thân lại. Tuy nhiên trong giai đoạn chập chững biết đi và trước khi đi nhà trẻ, việc quản lý cảm xúc trở nên khó khăn hơn. Vào khoảng 3 tuổi là lúc trẻ xây dựng các thói quen, một số trẻ sẽ thoải mái với việc thay đổi trong khi một số khác cảm thấy lo lắng nếu trình tự đó bị xáo trộn.
    Đặc biệt trong giai đoạn thời niên thiếu, trẻ vị thành viên phụ thuộc vào võ não trong việc ra quyết định. Trong những lúc căng thẳng, phần não chịu trách nhiệm điều kiển các kỹ năng thực hành trở nên quá tải khi trẻ cố gắng ức chế phản ứng, xâm nhập bộ nhớ và điều khiển cảm xúc cùng một lúc.
    Vì vậy, để bảo vệ trẻ tránh đưa ra những quyết định sai lầm, ba mẹ có thể:
    – Tạo lập những môi trường không có kích thích quá nhiều
    – Nói chuyện với con về những gì có thể xảy ra trong những trường hợp con mất kiểm soát
    – Giúp con học cách đối phó với các tình huống có vấn đề

  4. Kỹ năng 4: Duy trì tập trung

  5. Kỹ năng 4: Duy trì tập trung
    Kỹ năng 4: Duy trì tập trung

    Duy trì sự tập trung là khả năng giữ tập trung vào một yếu tố hay nhiệm vụ nào đó trước các yếu tố xao lãng, mệt mỏi hoặc buồn chán. Đối với trẻ nhỏ, khả năng duy trì tập trung phụ thuộc lớn vào việc chúng thích hoạt động đó như thế nào.
    Tuy nhiên, với các hoạt động thực hành không thú vị hoặc khó khăn như làm việc nhà, làm bài tập, nghe người lớn trò chuyện,… duy trì sự tập trung là một thách thức đối với trẻ.
    Để gia tăng sự tập trung của trẻ, ba mẹ có thể thử một số phương pháp sau:
    – Giám sát
    – Dần dần tăng sự tập trung vào quá trình
    – Dùng thiết bị biểu diễn hình ảnh về thời gian trôi qua
    – Làm cho nhiệm vụ thật hấp dẫn
    – Cho con thứ mà con rất mong có được ngay khi kết thúc
    – Khen ngợi khi con tập trung vào nhiệm vụ

  6. Kỹ năng 5: Khởi đầu công việc

  7. Kỹ năng 5: Khởi đầu công việc
    Kỹ năng 5: Khởi đầu công việc

    Khởi đầu công việc là khả năng bắt đầu dự án hoặc hoạt động mà không trì hoãn quá mức theo cách thức hiệu quả và kịp thời. Khởi đầu công việc thường dành cho những công việc mà chúng ta không thích. Dạy cho trẻ việc bắt đầu những thói quen về những việc cần làm sẽ giúp tăng kỹ năng khởi đầu công việc cho các em. Hầu hết các trẻ đều khó khăn trong việc làm những công việc bắt buộc như việc nhà hay làm bài tập. Để thay đổi các em, ba mẹ có thể thử một số biện pháp như:
    – Tăng cường nhắc nhở trẻ khởi đầu công việc trong cả ngày
    – Dùng chỉ dẫn bằng hình ảnh để hướng dẫn bé
    – Chia nhỏ các nhiệm vụ để dễ quản lý hơn
    – Yêu cầu trẻ làm một kế hoạch tức thời và thời điểm hoàn thành nhiệm vụ
    – Cho trẻ tự quyết định nên bắt đầu như thế nào

  8. Kỹ năng thực hành cho bé

  9. Kỹ năng thực hành cho bé Để đọc thêm về các kỹ năng thực hành cho bé còn lại, mời Quý Phụ huynh cùng theo dõi bài viết tiếp theo trên trang web Mầm non Quốc tế Ái Nhi.
  10. ————————————————————————————————
    Để biết thêm chi tiết các hoạt động sự kiện và cập nhật mới nhất của Nhà trường, mời Quý Phụ huynh cùng theo dõi kênh Facebook Mầm non Quốc tế Ái Nhi 
    ?Mầm non Hội nhập Quốc tế Ái Nhi có chương trình Tuyển sinh quanh năm và giảm học phí cho học sinh là anh chị em. Đồng thời thường xuyên tổ chức các hoạt động dã ngoại và sự kiện cho bé.
    ?Phụ huynh có quan tâm có thể liên hệ qua sđt: 0867645464 để được tư vấn kỹ hơn.


    ?26 Trần Nhân Tông, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng
    ?adainhipreschool@gmail.com
    ☎️0867.645.464
    #truongmamnonquocteainhi #AiNhiPreSchool #truongmannon

Để Lại Một Bình Luận:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *