Cách sử dụng ngôn ngữ yêu thương dành cho trẻ em
1. Tầm quan trọng của việc phát triển tình yêu thương ở trẻ
Sự yêu thương dành cho trẻ em là chìa khóa then chốt trong khả năng phát triển của trẻ. Chính nhờ sự trưởng thành trong cảm xúc và khả năng quản lý sự giận dữ này sẽ giúp các em có được năng lực tư duy và hợp tác tốt hơn. Khi trẻ cảm thấy an toàn trong tình yêu thương của những người kề cạnh, các em sẽ có khả năng dành toàn bộ sự tập trung cho quá trình học hỏi của mình.
Những bé chập chững biết đi, các em học từ việc bò, lăn, đi đứng, đụng chạm, nô đùa,.. Với những trẻ lớn hơn, các em có vô vàn những câu hỏi. Khi trẻ bắt đầu tập nói, các em có thể hỏi hàng chục câu hỏi mỗi ngày. Việc phát triển tình yêu thương giúp các em có đủ “khoang tình cảm” để sẵn sàng tiếp nhận những điều mới. Cũng như phân biệt được sự kỷ luật không phải là ghét bỏ. Chính sự kỷ luật này sẽ giúp tôi rèn cho các em sự tự lực, năng lực học tập và kỹ năng xã hội có ích trong suốt cuộc đời.
Tuy vậy, khi “Khoang tình cảm” không được lấp đầy, các em sẽ khó lòng nghe theo những chỉ dẫn của ba mẹ. Điều này dẫn tới sự thiếu hợp tác của các em với sự kỷ luật các bậc Phụ huynh.
2. Nhận biết sự chống đối của các em
Không phải tất cả sự chống đối đều bắt nguồn từ sự thiếu hợp tác. Đó có thể là dấu hiệu cho một vấn đề thể chất hoặc tâm lý tự nhiên của các em. Ba mẹ cần lưu ý điều này trước khi trách phạt các bé.
Càng bé, hành vi của trẻ càng chịu ảnh hưởng bởi tình trạng thể chất. Như em cảm thấy không ổn và cần được chăm sóc nhưng không biết bày tỏ sự khó chịu. Bạn cần đặt những câu hỏi như “Con có bị đau đớn gì không? Cháu có đói, khát, mệt mỏi hay bệnh tật gì không?” để giúp các em giải quyết vấn đề của mình.
Ở những trẻ hai tuổi, sự “Không” thường là cách để các em bày tỏ hành vi độc lập của mình. Những biểu hiện tâm lý tiêu cực này là một sự phát triển tâm lý bình thường. Trẻ không nghe theo ba mẹ không hoàn toàn vì sự thiếu hợp tác. Vì vậy ba mẹ cần nhẫn nại và khoan dung để tránh thể hiện thái độ trách phạt khi chưa hiểu hết những điều các em mong muốn.
Chính vì vậy, trước khi áp dụng bất kỳ hình thức kỷ luật hay trách phạt nào, ba mẹ nên hiểu về cách sử dụng 5 ngôn ngữ yêu thương để lấp đầy khoang tình cảm cho các em.
3. Cách sử dụng 5 ngôn ngữ yêu thương dành cho trẻ em
Mọi hoạt động cũng như cách hành xử của trẻ đều tuân theo cảm xúc hơn là nhận thức. Vì vậy, trẻ có thể dễ dàng ghi nhớ cảm xúc của các em trong một tình huống hơn là những chi tiết xảy ra trong tình huống đó. Do đó cha mẹ, thầy cô nên ý thức về tầm quan trọng trong những thái độ, hành vi và cách ứng xử của mình đối với con cái/học sinh. Vì các em sẽ luôn ghi nhớ cảm xúc mà cha mẹ/thầy cô đối xử với mình nhiều hơn điều được dạy dỗ. – Gary Chairman (5 ngôn ngữ yêu thương dành cho trẻ em)
Nếu ở độ tuổi dưới 5 tuổi, các bé sẽ chưa thể thể hiện được ngôn ngữ yêu thương một cách rõ ràng. Do đó, rất khó để nhận biết được một tín hiệu yêu thương rõ ràng ở các em. Thay vì sử dụng một ngôn ngữ riêng biệt, cha mẹ nên học cách sử dụng cả 5 ngôn ngữ yêu thương để biểu lộ tình cảm. Đây là cách để các em lấp đầy “khoang tình cảm” của mình ở lứa tuổi đầu đời và có một nền tảng tinh thần phát triển tốt khi bước vào lứa tuổi thanh thiếu niên.
4. Có nên hoàn toàn yêu thương trẻ mà không kỷ luật hay không?
Cũng không thể hoàn toàn nuôi dạy trẻ bằng tình yêu thương. Luôn luôn phải đi kèm với sự kỷ luật đúng mức để đề ra những làn ranh với các em: Về những việc các em nên làm hoặc không nên làm để hướng các em đến những điều đúng đắn. Trong giai đoạn đầu đời, cha mẹ là người giúp các em nhận thức được những hành vi phù hợp với chuẩn mực xã hội, tiêu chuẩn, đạo đức, lối sống nhất định. Nếu không có sự định hướng này, các em sẽ không biết điều gì là tốt nhất cho chính mình.
Trong vai trò của cha mẹ, chúng ta cần ghi nhớ mục đích của hình phạt là để khiến cho trẻ tốt hơn, đồng thời thay đổi hành vi sai trái và phát triển sự tự kỷ luật. Nếu áp dụng sai cách, có thể ta sẽ lấy mất đi nhu cầu được yêu thương của trẻ. Khiến các em không cảm thấy mình được yêu thương và còn sợ hãi những hành vi dạy dỗ nghiêm khắc của cha mẹ. Dần dần chính chúng sẽ làm hình thành sự xa cách về mặt tình cảm giữa cha mẹ và con cái.
?Cùng theo dõi kênh Facebook Mầm non Quốc tế Ái Nhi để đón xem series “5 ngôn ngữ yêu thương của trẻ”.
————————-
?Mầm non Hội nhập Quốc tế Ái Nhi có chương trình Tuyển sinh quanh năm và giảm học phí cho học sinh là anh chị em. Đồng thời ưu đãi cho các hoạt động dã ngoại và sự kiện.
?Phụ huynh có quan tâm có thể liên hệ qua sđt: 0867645464 để được tư vấn kỹ hơn.
—————–
?26 Trần Nhân Tông, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng
?adainhipreschool@gmail.com
☎️0867.645.464
#truongmamnonquocteainhi #AiNhiPreSchool #truongmannon